ZaloĐặt hẹn

Kỹ thuật vận chuyển người bệnh cấp cứu

Vận chuyển người bệnh cấp cứu là một công việc rất khó khăn, phức tạp đối với nhân viên y tế có nhiệm vụ vận chuyển người bệnh. Công tác vận chuỵển người bệnh cấp cứu cần đảm bảo đúng các kỹ thuật vận chuyển nhằm hạn chế các biến cổ nguy hiểm do vận chuyển cho người bệnh và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế làm công tác vận chuyển.

1. Kỹ thuật nâng và chuyển người bệnh

Một số kỹ thuật chuyển và di dời người bệnh
Một số kỹ thuật chuyển và di dời người bệnh

Các kỹ thuật này nhằm đưa người bệnh ra khỏi kho vực nguy hiểm như cháy, nổ, nước, điện,., hoặc khó thực hiện các biện pháp cấp cứu và chăm sóc người bệnh, trong khi thực hiện các kỹ thuật này phải đảm bảo an toàn cho những nhân viên vận chuyển.

Kỹ thuật nâng người bệnh phải dựa hoàn toàn vào sức lực của người thực hiện kỹ thuật, do đó trước khi nâng và chuyển người bệnh cần đánh giá nhanh tình trạng người bệnh và khả năng có thể đủ sức nâng được người bệnh lên hay cần sự hỗ trợ để đưa người bệnh vượt qua được khoảng cách đên vị trí định trước. Cố gắng tận dụng các phương tiện sẵn có một cách hiệu quả.

Khi đi chuyển người bệnh nên đi chậm, nhân viên vận chuyển cần sử dụng các động tác phối hợp để tận dụng cơ lực của mình một cách hiệu quả để chuyển người bệnh đến nơi an toàn gần nhất hoặc chuyển được người bệnh lên cáng hoặc các phương tiện vận chuyển khác.

Nếu có nhỉều người tham gia cần phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa các nhân viên trong suốt quá trinh vận chuyển để đảm bảo an toàn cho người bệnh yà hỗ trợ lẫn nhau.

Một số kỹ thuật chuyển và di dời khẩn cấp
Một số kỹ thuật chuyển và di dời khẩn cấp

Một số kỹ thuật chuyển và di dời người bệnh có thể vận dụng trong những tình huống đặc biệt như kéo người bệnh bằng cách nắm lấy cổ áo người bệnh hay đặt người bệnh lên một tấm chăn rồi kéo người bệnh về phía trước vẫn luôn tôn trọng trục thẳng của cơ thể, hoặc người thực hiện kỹ thuật luồn hai tay qua nách người bệnh từ phía sau và kéo người bệnh về phía trước.

2. Kỹ thuật khiêng an toàn

Một số kỹ thuật khiêng cáng an toàn
Một số kỹ thuật khiêng cáng an toàn

Khi đã chuyển được người bệnh lên cáng hoặc các phương tiện tận dụng phù hợp (ván..) chỉ thực hiện động tác khiêng khi đã nắm chắc tay vào cáng, cáng phải sát vào thân mình, trong khi khiêng lưng phải thẳng, không nên bước dài, đầu giữ thẳng, di chuyển nhẹ nhàng tránh các động tác đột ngột, xóc nảy làm các cơ của người khiêng cáng hoạt động quá sức dẫn đến nhanh mỏi cơ và tổn thương cơ. Phối hợp nhịp nhàng với đồng nghiệp.

Khi có từ bốn nhân viên vận chuyển trở lên khi khiêng cáng mỗi người chỉ dùng một bàn tay để khiêng. Khi khiêng cáng ở những địa hình đặc biệt cần chú ý nguyên tăc khi đi xuống dốc (hoặc xuống cầu thang) phía chân người bệnh đi trước, khi lên dốc (hoặc lên cầu thang) phía đầu người bệnh đi trước (Hình 11).

3. Kỹ thuật chuyển người bệnh từ cáng vào giường bệnh và ngược lại

– Kỹ thuật kéo sang ngang

Thường cần có 3 nhân viên, nếu người bệnh chấn thương, nghi cố tổn thương cột sống cổ, cần có thêm 1 nhân viên để giữ đầu người bệnh luôn thẳng trục với thân mình. Đặt cáng sát cạnh vào giường, mặt cáng và mặt giường ngang nhau. Nếu người bệnh đang nằm trên ga trải các nhân viên có thể đứng bên phía giường hay cáng cần chuyển vào và nắm lấy mép ga ở các vị trí ngang đầu, thân, chân người bệnh và kéo đồng thời cả người bệnh và ga sang, cần chú ý khoá chân giường và cáng để tránh cho giường hoặc cáng bị di chuyển khi kéo chuyên người bệnh sang.

Sau khi đặt người bệnh vào tư thế phù hợp thì lấy ga ra. Trong trường hợp có các phương tiện chuyên dụng như thảm lăn đặt dưới lưng người bệnh việc chuyển sẽ thuận lợi hơn. Nếu người bệnh không nằm trên ga trải, các nhân viên vận chuyển có thê đứng cùng một bên giường hay cáng luồn tay dưới đầu, lưng hông, đùi và chân người bệnh nâng nhẹ và kéo người bệnh sang ngang.

– Kỹ thuật “múc thìa” * Nâng bổng người bệnh

kỹ thuật múc thìa
Kỹ thuật “múc thìa”

Thường cần có 3 nhân viên, nếu người bệnh chấn thương, nghi có tổn thương cột sống cổ, cần có thêm 1 nhân viên để giữ đầu người bệnh luôn thẳng trục với thân mình. Các nhân viên vận chuyển quỳ một chân ở cùng một bên của người bệnh, luồn tay dưới đầu, lưng hông, đùi chân người bệnh, nâng lên và cùng di chuyển giữ cho cơ thể người bệnh luôn được giữ thẳng trục.

Kỹ thuật này thường áp dụng khi chuyển người bệnh lên cáng hoặc chuyển người bệnh từ cáng lên giường và ngược lại. Trong kỹ thuật chuyển người bệnh từ cáng lên giường hoặc ngược lại, vị trí của cáng so với giường có thể đặt tuỳ theo điêu kiện cụ thể để thuận lợi cho chuyển người bệnh như đặt cáng song song gần, cáng song song xa và cáng vuông góc với giường.

4. Cố định người bệnh trong khi vận chuyển

Kỹ thuật cố định người bệnh vào cáng
Kỹ thuật cố định người bệnh vào cáng

Cần chú ý đặt người bệnh ở tư thế phù hợp và đảm bảo chắc chắn trước khi chuyển người bệnh tránh nguy cơ bị ngã, rơi, trong khi vận chuyển. Nếu chuyển bằng cáng sau khi đặt người bệnh nằm trên cáng, dùng dây cố định người bệnh vào cáng, thường dùng cố định ở 3 vị trí là ngang ngực, ngang bụng, ngang chân người bệnh, có thể nâng cao đầu cáng lên nếu không có chống chỉ định. Nêu không dùng cáng, cũng cần đảm bảo người bệnh đã được cô định chăc chắn trước và trong khi vận chuyển (Hình 13)

5. Tư thế người bệnh trong khi vận chuyển

Trong khi vận chuyển, người bệnh có nguy cơ bị tiến triển nặng thêm do tiến triển của bệnh hoặc do tác động của quá trình vận chuyển, cần đặt người bệnh ở tư thế phù hợp, theo dõi diễn biến và đặt lại tư thế cho phù hợp vói tình trạng mới của người bệnh.

Đối với người bệnh bị chấn thương phải chú ý đến chấn thương cột sống, đặc biệt là chấn thương cột sống cồ, nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ cần đặt nẹp cổ cho người bệnh và đảm bảo trục đâu, cổ và thân mình trong quá trình vận chuyển. Nếu cố gãy chi phải cổ định tạm thời bước khi vận chuyển và chú ý giữ bất động trong quá trình vận chuyển.

6. Thực hiện vận chuyển người bệnh

– Chuẩn bị vận chuyển

Đánh giá tình trạng người bệnh, thảo luận giữa các nhân viên vận chuyển về tình trạng người bệnh, các chú ý về theo dõi chăm sóc và điều trị của người bệnh, giải thích cho người bệnh (nếu người bệnh tỉnh) hoặc người nhà người bệnh về việc vận chuyển người bệnh và dự kiến những khó khăn trong quá tình vận chuyển.

– Chuẩn bị nhân viên vận chuyển

Số lượng nhân viên tham gia vận chuyển tuỳ thuộc vào tình hình thực tế nhưng phải đảm bảo tối thiểu là hai nhân viên để vận chuyển người bệnh. Nếu trường hợp người bệnh nặng có nguy cơ rối loạn chức năng sống hoặc có nguy cơ phải can thiệp nên có bác sĩ tham gia vận chuyển.

Nhân viên vận chuyển phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án và các tài liệu liên quan, ghi chỉ định vận chuyển và ghi diễn biến trong quá trình vận chuyển. Lựa chọn tư thế và kỹ thuật vận chuyển phù hợp cho người bệnh. Nhân viên vận chuyển phải xác định rõ ràng lộ tình vận chuyển và nơi sẽ chuyển người bệnh tới.

– Chuẩn bị phương tiện vận chuyển

Tuỳ theo tình trạng người bệnh và khả năng trang thiết bị và thuốc để chuẩn bị cho quá trình vận chuyển. Thông thường các phương tiện và thuốc cơ bản cần thiết gồm máy theo dõi điện tìm, máy phá rung, bóng Ambu mặt nạ, ông nội khí quản, bình oxy, thuốc tối thiểu cấp cứu: adrenalin, atropin, lidocain, thuốc duy trì salbutamol, vận mạch, máy truyền dịch, bơm tiêm điện.

Nếu người bệnh cần thở máy, các máy thở khi vận chuyển phải đảm bảo các chức năng cơ bản và an toàn cho người bệnh.

– Theo dõi người bệnh trong khi vận chuyển

Người bệnh phải đảm bảo được theo dõi chặt chẽ các chức năng sống theo dõi liên tục và ghi định kỳ điện tím, nồng độ oxy máu (SpO2), theo dõi và ghi chép định kỳ huyết áp, mạch, nhịp thở, khi phát hiện người bệnh có những diễn biến bất thường ttong trường hợp cần thiết có thể tạm dừng việc vận chuyển để xử trí người bệnh, phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên vận chuyển, cần lưu ý hai thời điểm khi chuyển.người bệnh từ giường lên cáng và chuyển người bệnh từ cáng lên giường rất dễ xảy ra các biến cố nguy hiểm hoặc bị tuột đường truyền thuốc, tuột các phương tiện theo dõi. Bàn giao đầy đủ tình trạng người bệnh và diễn biến trong quá trình vận chuyển, các biện pháp điều trị đang thực hiện.

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top