ZaloĐặt hẹn

Rò hậu môn ở trẻ em là bệnh gì?

Rò hậu môn ở trẻ em được định nghĩa là khi có lỗ mở ra da tồn tại trên ba tuần ở vùng quanh hậu môn của trẻ. Rò hậu môn ở trẻ em đặc biệt là ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm sẽ có nguy cơ biến chứng thành ung thư.

rò hậu môn ở trẻ em - ro hau mon o tre em ASIA Health
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh rò hậu môn.

1. Thế nào là rò hậu môn?

Rò hậu môn ở trẻ em là tình trạng những khe nhú bên trong đường lược bị nhiễm trùng dẫn tới viêm sau đó tích mủ ở các tuyến giữa hai cơ thắt của trực tràng. Không lâu sau, ung nhọt này sẽ phá miệng ra vùng niêm mạc gần hậu môn, trở thành lỗ rò. Rò hậu môn là khi có lỗ mở ra da tồn tại trên ba tuần ở vùng quanh hậu môn

Apxe cạnh hậu môn điển hình thường xuất hiện ở bé trai, phần lớn là dưới 6 tháng tuổi với biểu hiện là một khối sưng đỏ, đau, chắc hoặc nung mủ nằm ở vùng quanh hậu môn. Với bệnh rò hậu môn, bệnh nhi thường được đưa đến khám vì nốt cứng cạnh hậu môn sưng tái đi tái lại hoặc rỉ nước vàng hay chảy mủ làm bé khó chịu, đáy quần luôn vấy bẩn.

2. Bệnh rò hậu môn được chia thành những loại nào?

Bệnh rò hậu môn ở trẻ được chia thành nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:

  • Đường rò đơn giản: đường rò thẳng ngắn, không nhiều ngóc ngách, không nhiều lỗ.
  • Rò hoàn toàn: lỗ rò xuyên suốt từ trong ra ngoài.
  • Rò không hoàn toàn: đường rò chỉ có 1 lỗ.
  • Rò phức tạp hay còn gọi là rò móng ngựa: đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da.

3. Nguyên nhân nào gây rò hậu môn ở trẻ?

  • Nguyên nhân rò hậu môn ở trẻ không phải do người chăm sóc trẻ làm tổn thương, mà hầu hết trẻ bị rò hậu môn đều bắt nguồn từ các áp xe hậu môn trực tràng không được điều trị kịp thời.
  • Áp xe hậu môn được gây nên bởi các mô mềm xung quanh ống hậu môn, trực tràng hoặc trong các khoảng cách giữa chúng bị nhiễm khuẩn gây mưng mủ, tạo thành ung nhọt và khi ung nhọt này phá ra da bên ngoài thì sẽ tạo thành lỗ rò.
  • Hiện tượng táo bón lâu ngày, rặn mạnh khi đi đại tiện cũng là nguyên nhân khiến hậu môn bị rách và dễ bị rò hậu môn.
  • Bé có tiền căn phải rạch apxe cạnh hậu môn nhiều lần mà không khỏi hẳn. Tuy nhiên cũng có trường hợp rò hậu môn xuất hiện đơn độc mà không có apxe cạnh hậu môn.
  • Ngoài ra, rò hậu môn cũng có nguyên nhân bẩm sinh. Bệnh này không phải do trong quá trình chăm sóc người lớn vô tình gây tổn thương bé. Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân, hiện tại giả thuyết do nhiễm trùng những xoang tuyến bất thường bẩm sinh của hậu môn được chấp nhận rộng rãi nhất. Sự tắc nghẽn của các xoang tuyến hậu môn gây ứ đọng phân, vật lạ trong tuyến, dẫn đến nhiễm trùng tuyến hậu môn. Ổ nhiễm trùng theo ống tuyến, xuyên qua thành ống hậu môn vào khoảng mô mềm xung quanh hình thành nên ổ mủ, tạo thành apxe. Khi ổ apxe vỡ ra da sẽ có sự thông thương được hình thành giữa ống hậu môn, khoang apxe và da. Khi sự thông thương này tồn tại trên vài tuần sẽ hình thành đường rò.

4. Rò hậu môn ở trẻ em có những triệu chứng gì?

  • Mọc khối sưng và cứng, mưng mủ nằm ở vùng da xung quanh hậu môn. Những nốt mủ này sưng tái phát nhiều lần, chảy dịch màu vàng khiến trẻ bị đau.
  • Trẻ bị đau, sưng khó chịu, bệnh ngứa hậu môn.
  • Sau khi ung nhọt ở hậu môn chảy mủ thì rất khó liền vào vì tái phát đi tái phát lại nhiều lần, để lâu sẽ gây rò hậu môn.
  • Trẻ bị đau, sưng khó chịu, ngứa hậu môn..khiến trẻ quấy khóc nên cần phải điều trị sớm
  • Đối với số ít trẻ bị rò hậu môn bẩm sinh, có lúc áp xe hậu môn sẽ không thấy có, mà lỗ rò hậu môn tự có.

5. Điều trị bệnh rò hậu môn ở trẻ như thế nào?

  • Khi thấy những dấu hiệu bệnh rò hậu môn ở trẻ cần phải được đưa tới bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Ngâm hậu môn được chỉ định cho trẻ đang bị apxe chưa hóa mủ, apxe trước và sau dẫn lưu, rò hậu môn sau phẫu thuật. Ngâm hậu môn được thực hiện sau mỗi lần trẻ đi tiêu và sau khi vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ. Ngâm trong khoảng 5 phút hoặc hơn.
  • Dung dịch dùng để ngâm hậu môn có thể dùng nước pha loãng với dung dịch povidine-iod hoặc đơn giản hơn chỉ là nước sạch, không cần bất cứ loại thuốc sát trùng nào. Dung dịch dùng ngâm nên có độ ấm, giúp bệnh nhân giảm đau và tụ mủ apxe nhanh hơn.
  • Khi khối apxe cạnh hậu môn sưng phồng và có dấu hiệu tụ mủ, cần phải rạch thoát mủ. Việc rạch này được thực hiện tại phòng khám với gây tê tại chỗ. Ổ apxe sau khi thoát mủ có thể được nhét một miếng bấc nhỏ hoặc để hở.
  • Ngâm hậu môn được bắt đầu ngay vào ngày đầu tiên sau rạch. Để miệng vết rạch không bị khép lại, cha mẹ được hướng dẫn kéo giãn, tách hai mép vết thương sau mỗi lần thay tã hoặc vệ sinh hậu môn. Các trường hợp rò hậu môn đã điều trị bảo tồn mà không đáp ứng thì có chỉ định phẫu thuật xẻ đường rò.

6. Sau khi điều trị rò hậu môn ở trẻ cần chăm sóc thế nào?

Chăm sóc sau mổ rất quan trọng, góp phần lớn vào kết quả của phẫu thuật. Để quá trình điều trị bệnh rò hậu môn hiệu quả, sau khi điều trị cha mẹ cần vệ sinh tại chỗ bằng cách ngâm hậu môn với nước ấm có thuốc sát khuẩn nhiều lần trong ngày, nhất là sau mỗi lần đi tiêu.

Về chế độ dinh dưỡng, trẻ cần nhuận trường để khi đại tiện không phải rặn vì rặn làm bé đau. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước để nhuận tràng, tránh táo bón làm cho vết rò nứt ra tái phát.

7. Lời kết

Trên đây là một số thông tin về bệnh rò hậu môn ở trẻ em, nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì, vui lòng gửi câu hỏi về ASIA Health để được tư vấn miễn phí. Quý bạn đọc nên tuân theo chỉ định của bác sĩ, thông báo cho bác sĩ diễn biến điều trị của trẻ để có kết quả điều trị tốt nhất.

Nguồn: ASIA Health (Theo BV Thu Cúc – BS NGUYỄN BÍCH UYÊN – BS TRƯƠNG ANH MẬU)

 

 

 

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top