ZaloĐặt hẹn

Thay băng mở khí quản tại nhà – Cách thực hiện và những điều cần lưu ý

Thay băng mở khí quản và hút đàm nhớt là hai việc rất quan trọng, giúp hạn chế những biến chứng của bệnh, giảm nguy cơ tử vong,… thậm chí việc chăm sóc tốt có thể giúp bệnh nhân rút được ống mở khí quản. Trong bài viết này, ASIA Health xin chia sẻ cùng Quý bạn đọc cách thay băng mở khí quản tại nhà và những lưu ý quan trọng khi thực hiện. Cách hút đờm nhớt trong chăm sóc bệnh nhân mở khí quản chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết sau.

thay bang mo khi quan thay băng mở khí quản tại nhà ASIA Health
Việc chăm sóc lỗ mở khí quản nên được thực hiện hằng ngày để tránh nhiễm trùng.

Mở khí quản là gì?

Mở khí quản là một kỹ thuật ngoại khoa tạo một đường dẫn khí ngắn hơn làm giảm khoảng chết sinh lý bằng cách rạch khí quản và đưa canun vào khí quản. Phẫu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mổ rạch da theo đường dọc giữa cổ từ điểm cách hõm ức khoảng 1cm lên trêm tới sát sụn nhẫn, dài khoảng 2,5 đến 3cm.

mở khí quản là gì mo khi quan dat ong noi khi quan ASIA Health
Mở khí quản được chỉ định với bệnh nhân chít hẹp khí quản do phù nề thanh môn và thanh quản, polyp thanh quản.

Lỗ mở khí quản có thể bị tổn thương do cọ sát với ống mở khí quản, hoặc do bị kích thích bởi các chất tiết từ đường thở. Do đó, việc chăm sóc lỗ mở khí quản nên được thực hiện hằng ngày để tránh nhiễm trùng cũng như tổn thương da vùng lỗ mở khí quản.

Trong trường hợp bệnh nhân mới đặt ống mở khí quản hay đang thở máy, cần phải chăm sóc thường xuyên hơn. Cần đắp gạc nơi lỗ mở khí quản khi có dịch tiết từ lỗ mở khí quản hay da vùng lỗ mở khí quản bị kích thích do cọ sát với ống.

Dụng cụ:

  • Gòn, gạc vô khuẩn.
  • Nước vô trùng, nước Oxy già, ly chứa nước.
  • Dây cố định ống mở khí quản, kéo (khi cần thay dây cố định).
  • Khăn sạch.

Cách thực hiện:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn.
  • Cho bệnh nhân nằm một cách thoải mái với một chiếc khăn cuộn đặt dưới vai, mục đích là cho cổ ngửa để dễ quan sát vùng lỗ mở khí quản.
  • Mở túi đựng gòn, gạc.
  • Cắt dây cố định ống mở khí quản với chiều dài thích hợp (nếu muốn thay dây cố định).
  • Cho Oxy già và nước vô trùng vào 2 ly nước khác nhau.
  • Làm sạch vùng da quanh ống mở khí quản với gòn nhúng vào dung dịch Oxy già. Vệ sinh mỗi ¼ vùng. Thực hiện kỹ thuật cuộn tròn, vệ sinh từ vùng trung tâm ra ngoài. Vệ sinh cả vùng lỗ mở khí quản và vùng da dưới miếng cố định ống mở khí quản.
  • Rửa sạch lại vùng lỗ mở khí quản với gòn nhúng vào nước vô trùng.
  • Lưu ý: Khi chăm sóc hằng ngày tại nhà chỉ nên làm sạch lỗ mở khí quản với nước xà phòng và nước sạch vì Oxy già có thể gây kích thích da, đặc biệt ở trẻ em. Chỉ sử dụng Oxy già khi có chất tiết bị vón cục.

Nên lưu ý rằng, bệnh nhân có ống mở khí quản cần được chăm sóc một cách toàn diện, bao gồm rất nhiều khía cạnh như điều trị bệnh nền của bệnh nhân, dinh dưỡng, chống loét do tì đè, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu…

Nguồn: Theo BS. Hoàng Tiến Minh

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top