ZaloĐặt hẹn

Áp xe là gì? Áp xe có nguy hiểm không? Điều trị áp xe như thế nào?

Áp xe là tình trạng tổn thương xuất hiện bọc mủ sau khi bị viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, ổ áp xe có thể lan rộng và gây ra biến chứng nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

1. Áp xe là gì?

Áp xe là một bọc mủ hình thành trong các mô của cơ thể. Áp xe chỉ tình trạng viêm nhiễm của 1 tổ chức và khu trú tạo thành 1 khối mềm
Áp xe (còn được viết là áp-xe) là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp: abcès. Tiếng Anh là: abscess.

Tùy theo vị trí xuất hiện mà áp xe sẽ có những biểu hiện khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng đối với những áp xe ở gần da gồm: khối mềm, khu vực da xung quanh nóng, đỏ, sưng tấy và cảm thấy đau khi chạm vào, khi đè lên có cảm giác như một túi chất lỏng.

Áp xe có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào trên cơ thể và được chia thành 2 nhóm chủ yếu dựa trên vị trí của chúng:

  • Ở mô bên dưới da: thường xuất hiện ở nách do các lỗ chân lông bị nhiễm trùng, ở mông do da của vùng xương cùng bị cụt, chân răng,…
  • Bên trong cơ thể: ở gan, não, thận, vú,…
hinh anh ap xe hinh 1
Hình ảnh áp xe – Hình 1
hinh anh ap xe hinh 2
Hình ảnh áp xe – Hình 2
hinh anh ap xe
Hình ảnh áp xe – Hình 3

2. Nguyên nhân gây ra áp xe?

Áp xe thường gây ra do nhiễm khuẩn. Ký sinh trùng hiếm khi gây ra áp xe, thường chỉ phổ biến ở các nước đang phát triển. Cụ thể:

– Do Vi khuẩn

  • Vi khuẩn xâm nhập vào các mô bên dưới da và các tuyến bài tiết làm phản ứng viêm, hoạt hóa những chất hóa học ở trung gian cùng tế bào bạch cầu. Tuyến mồ hôi và tuyến bã bị tắc nghẽn tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào cơ thể và sinh sôi phát triển.
  • Khi hệ miễn dịch hoạt động chống lại vi khuẩn sẽ tiết ra 1 chất lỏng mà chúng ta thường gọi là mủ. Trong mủ có chứa các loại vi khuẩn và xác bạch cầu. Staphylococcus aureus được xem là loài vi khuẩn có tỉ lệ cao nhất trên thế giới gây ra các loại áp xe dưới da và tại màng cứng cột sống.

– Do Ký sinh trùng

  • Loại này thường xuất hiện nhiều ở các nước kém phát triển và đang phát triển, Chúng có thể là giun chỉ, sán lá gan hay amip,… Những loại ký sinh trùng này phát triển bên trong nội tạng cơ thể, gây nên tình trạng áp xe. Ví dụ như bệnh áp xe gan gây ra bởi loài sán lá gan.

3. Dấu hiệu nhận biết áp xe

Áp xe có thể xảy ra trong bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở trên bề mặt da (dạng mụn mủ cạn hoặc áp xe sâu), trong phổi, não, răng, thận và amiđan.

Nếu áp xe bên dưới da, người bệnh có thể nhận thấy có 1 khối sưng, vùng da bao phủ ửng đỏ và chạm vào thấy nóng, đau, cảm giác lùng nhùng bởi có mủ bên trong. Cảm giác đau là do áp lực của khối áp xe tăng cao. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng hơn sẽ gây sốt, mệt mỏi.

Nếu áp xe ở bên trong cơ thể: người bệnh có dấu hiệu khắp cơ thể như nóng sốt, rét run, cảm giác ớn lạnh, môi khô và lưỡi bẩn. Cơ thể cảm giác mệt mỏi, suy yếu, hốc hác. Tùy thuộc vị trí bệnh diễn tiến trên cơ thể mà mỗi người có những biểu hiện khác nhau như bệnh nhân áp xe gan cảm thấy sốt, rét run người, đau tức nơi hạ sườn bên phải.

4. Áp xe có nguy hiểm không?

Nếu áp xe không được điều trị kịp thời và đúng cách, ổ nhiễm trùng sẽ nhanh chóng diễn tiến nặng hơn, tăng kích cỡ, đau nặng hơn và lan ra khu vực xung quanh gây vỡ.

Nếu bị vỡ ở mô bên dưới da làm chảy mủ ra ngoài, hoặc chúng sẽ tạo nên đường dò, hủy hoại vùng mô rộng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Nếu ổ khu trú này vỡ vào ổ phúc mạc làm viêm phúc mạc khu trú hay toàn thể, nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng máu, tử vong.

5. Điều trị áp xe như thế nào?

Việc điều trị áp xe tùy thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là phân biệt được đó là loại áp xe mô bên dưới da hay sâu trong các bộ phận cơ thể:

– Trường hợp áp xe ở mô bên dưới da

Trong trường hợp này, cách tốt nhất là rạch dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc phối hợp dùng thuốc kháng sinh không đem lại kết quả tốt. Khi dịch ngừng chảy, các bác sĩ sẽ dùng gạc cầm máu và băng bó vết thương.

Trường hợp khối mủ nhiễm khuẩn nông nhỏ thì dịch sẽ tự chảy và khô không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Có thể dùng thêm các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin đối với bệnh nhân nhạy cảm và theo sự chỉ định của bác sĩ.

– Trường hợp áp xe sâu

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa bằng cách rạch, dẫn lưu cho khối mủ nhiễm khuẩn kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh phải được dùng dựa trên kết quả kháng sinh đồ, dùng thuốc sớm và đủ liều. Biện pháp rạch dẫn lưu mủ được tiến hành dưới sự điều phối của phương tiện chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm.

Song song đó, những biểu hiện như sốt, đau sẽ được điều trị cùng lúc. Ngoài ra, sẽ loại bỏ dị vật nếu có trong ổ áp xe.

6. Cách phòng ngừa áp xe

Để phòng ngừa áp xe, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vị trí vết thương, vết mổ, mụn,…
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng các thực phẩm bổ dưỡng.
  • Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Hạn chế bia, rượu, nước ngọt, đồ uống có ga…

7. Dịch vụ thay băng áp xe tại nhà của Medi Health Care

Để thay băng áp xe, bạn có thể tới các cơ sở y tế uy tín trên toàn quốc. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà bạn không thể hàng ngày tới các cơ sở y tế để thay băng áp xe, bạn có thể sử dụng dịch vụ thay băng áp xe tại nhà của Medi Health Care.

Dịch vụ thay băng áp xe tại nhà của Medi Health Care là một giải pháp thuận tiện và chất lượng cho những người cần chăm sóc và thay băng áp xe tại nhà. Bạn không cần phải di chuyển đến bất kỳ cơ sở y tế nào, mà chỉ cần yêu cầu dịch vụ tại nhà. Đội ngũ y tế của Medi Health Care sẽ đến tận nơi, thực hiện quy trình thay băng áp xe một cách chính xác với dụng cụ y tế được thanh trùng đúng quy chuẩn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

Để sử dụng dịch vụ thay băng áp xe tại nhà của Medi Health Care, bạn chỉ cần liên hệ và đặt lịch trước. Điều dưỡng viên sẽ tới đúng thời gian hẹn và thực hiện quy trình thay băng áp xe chuyên nghiệp.

8. Lời kết

Liên hệ ngay với bác sĩ nhờ tư vấn khi nhận thấy những biểu hiện bất thường.

Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu mắc áp xe, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Tránh để lâu khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuyệt đối không tự ý xử lý áp xe ngay tại nhà vì có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Nếu Quý khách đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại Tổng đài của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tại nhà VJcare để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
👩‍⚕️ VJcare ® | Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Nhà Toàn Diện & Chuyên Nghiệp


✧ VJcare ® đã có mặt tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng

✧ Điện thoại: (028) 3536 8896

📞 HOTLINE 0901412115

✧ Zalo: 0901412115 hoặc [Ấn vào đây để quét mã QR Zalo]

✧ Đặt hẹn Online: [TẠI ĐÂY]

✧ Email: VJcarevn@gmail.com

✧ Facebook: Fb/VJcare

Bạn có thể để lại số điện thoại tại đây. Chúng tôi sẽ nhanh chóng gọi cho bạn.
5/5 - (8 bình chọn)
Scroll to Top