ZaloĐặt hẹn

Cách tháo băng vết thương không đau

Cách tháo băng vết thương không đau là điều được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm vì trẻ con thường hiếu động khó tránh khỏi những trầy xước hay những vết thương. Có thể các vết thương đơn giản nhưng mỗi lần thay băng thì băng đều bị dính vào vết thương khiến các bé đau, khóc. Vậy có cách nào tháo băng vết thương để các bé không đau không? Mời Quý bạn đọc tham khảo những chỉ dẫn dưới đây.

cach thao bang vet thuong khong dau
Tháo băng vết thương không đúng cách có thể làm miếng băng dính vào vết thương gây đau, thậm chí chảy máu, làm vết thương lâu lành.

Việc băng lại vết thương hở là cần thiết, giúp tránh nhiễm trùng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Việc miếng băng sau khi sử dụng bị dính vào vết thương là khá phổ biến.

Đối với cả trẻ em lẫn người lớn, cách tốt nhất để xử lý khi băng cá nhân, gạc y tế bị dính vào vết thương, đó là hãy thấm tí nước muối sinh lý lên băng, băng sẽ từ từ mềm ra và dễ gỡ. Quý bạn đọc có thể dễ dàng tìm mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc.

Việc gỡ băng cần tiến hành nhẹ nhàng và chậm rãi. Nếu giật mạnh băng ra có thể kéo theo cả những mô hạt vừa mới được tái tạo, khiến quá trình lành thương bị ảnh hưởng, thậm chí có thể làm chảy máu trở lại.

Ngoài ra, Quý bạn đọc cũng có thể dùng dầu mù u khi băng vết thương để tránh dính băng khi gỡ. Dầu mù u cũng có thể tìm mua tại các nhà thuốc, rẻ tiền và hiệu quả điều trị vết thương rất cao. Cách dùng đơn giản: thấm vào miếng gạc/ miếng băng trước khi băng, tương tự cách dùng các loại thuốc sát trùng khác. Dầu mù u vừa có tác dụng chống nhiễm trùng tốt, hạn chế sẹo khi lành thương, vừa giúp băng không bị dính vào vết thương và có thể gỡ ra dễ dàng khi thay.

Ngoài ra, nên lưu ý rằng vết thương dù nhỏ trước khi băng lại cũng phải rửa sạch, loại bỏ đất cát dính vào vết thương. Việc dùng băng cá nhân xử lý vết thương chỉ phù hợp với những vết thương thật nhỏ, các vết trầy xước thông thường. Các vết thương có diện rộng, sâu, khiến bé đau nhiều cần phải để bác sĩ chuyên khoa xử lý hay vết thương nhỏ mà sưng, nhiễm trùng thì cũng phải đi khám.

Trên đây là một số chỉ dẫn cơ bản về để Quý bạn đọc có thể tháo băng vết thương mà không gây đau cho bản thân mình hay cho người thân, cho các bé. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc gì trong quá trình chăm sóc vết thương, xin đừng ngần ngại gửi những thắc mắc đó tới ASIA Health để được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể hoàn toàn miễn phí.

4.1/5 - (16 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top