Xét nghiệm CRP là một trong những biện pháp quan trọng góp phần chẩn đoán về tình trạng viêm nhiễm, theo dõi tình trạng lành vết thương. Đồng thời giúp phát hiện về nguy cơ bệnh tim mạch. Cụ thể như thế nào, mời Quý vị theo dõi nội dung dưới đây.
1. Xét nghiệm CRP là gì?
Protein phản ứng C hay C-reactive protein (CRP) là một loại glycoprotein thường không xuất hiện trong cơ thể của người khỏe mạnh. Chỉ khi trong có thể có tình trạng viêm nhiễm thì các mô sẽ kích thích sự sản xuất. Đồng thời khiến cho nồng độ CRP trong máu tăng lên.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm ở mỗi người. Trong đó, hàm lượng CRP sẽ tăng đáng kể trong 6 tiếng kể từ lúc bắt đầu người bệnh bị viêm, nhiễm trùng. Đây cũng là lý do vì sao xét nghiệm để biết được chỉ số CRP giúp phát hiện kịp thời hiện tượng viêm nhiễm, ưu điểm lớn nhất của xét nghiệm CRP.
2. CRP bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số CRP của người bình thường không bị viêm nhiễm thường là trong khoảng từ 0,1mg/dL đến dưới 10mg/dL.
Khi nồng độ CRP tăng có thể đó là dấu hiệu về hiện tượng viêm nhiễm cấp. Nếu chỉ số CRP giảm xuống nghĩa là bệnh nhân đã có sức khỏe tốt hơn. Đồng thời tình trạng bệnh lý viêm đã giảm đi đáng kể.
3. CRP tăng trong các trường hợp nào?
Khi cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hoặc tổn thương, nồng độ CRP có thể tăng lên gấp nhiều lần (lên đến 1000 lần). Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tăng mảng xơ vữa động mạch, đứt mảng vữa xơ mạch, tắc nghẽn động mạch vành, đột quỵ, đái tháo đường tuyp II. Với mỗi tình trạng bệnh lý sẽ được định lượng Protein phản ứng C khác nhau:
- Protein phản ứng C tiêu chuẩn: Dùng để chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm đang tiến triển;
- Protein phản ứng C siêu nhạy: Được dùng để chỉ điểm cho hiện tượng viêm nhiễm cấp độ thấp.
Khi CRP tăng cao hơn 10mg/l được đánh giá là hậu quả từ nhiễm trùng hoặc đến từ bệnh lý. Lúc này, chỉ số CRP không có ý nghĩa trong việc chẩn đoán tim mạch mà chỉ giúp phòng bệnh và bổ sung trong việc chẩn đoán của bác sĩ. Trường hợp này bạn cần xét nghiệm lại sau 2 tuần hoặc sau khi hết nhiễm trùng để giúp xác định chính xác nguy cơ về bệnh tim mạch.
Ngoài ra, đánh giá kết quả CRP tăng cao thường nghĩ đến ngay những phản ứng viêm cấp như là:
- Viêm tụy cấp;
- Viêm ruột thừa;
- Viêm phổi, màng phổi,…
- Thấp khớp;
- Nhiễm trùng từ vi khuẩn gây bệnh;
- Viêm đường tiết niệu;
- Viêm động mạch đến từ tế bào “khổng lồ” và bệnh lao dần tiến triển;
- Nhồi máu cơ tim.
- Viêm mô tế bào,….
4. Quy trình xét nghiệm đánh giá chỉ số CRP
Khi thực hiện xét nghiệm CRP, bạn không cần phải kiêng hoặc nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cần nhịn ăn 4 – 12 tiếng trước xét nghiệm.
Cách thức xét nghiệm đánh giá chỉ số CRP như sau: Trước tiên, chuyên viên Y tế lấy lượng máu vừa đủ của khách hàng để tiến hành xét nghiệm. Sau khi đã lấy mẫu máu thành công, bạn sẽ được ép băng lên vùng cắm kim tiêm nhằm mục đích cầm máu.
5. Yếu tố ảnh hưởng trong quá trình xét nghiệm CRP
Kết quả xét nghiệm phân tích chỉ số CRP đôi khi chưa thật sự chính xác có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố sau:
- CRP có thể bị tăng ở người có chỉ số BMI cao, người cao huyết áp, người bị đái tháo đường,…
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang dùng thuốc tránh thai cũng có thể có kết quả CRP tăng cao;
- Nồng độ CRP tăng đối với người thường xuyên hút thuốc lá;
- Người béo phì cũng có thể có CRP cao;
- Chỉ số CRP giảm thấp do tình trạng sụt cân, hoạt động nhiều, tập thể dục quá sức trong thời gian dài;
Khi có bất kỳ dấu hiệu về nhiễm trùng hoặc bệnh lý về tim mạch, bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm phân tích chỉ số CRP.
VJcare (TH)