ZaloĐặt hẹn

Xét nghiệm nước tiểu biết được bệnh gì ?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sớm một số bệnh hoặc giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh, diễn tiến trong điều trị bệnh. Các bệnh có thể biết được qua xét nghiệm nước tiểu phải kể đến như là: đái tháo đường, suy thận, nhiễm trùng tiểu,…

xét nghiệm nước tiểu biết được bệnh gì xét nghiệm nước tiểu ASIA Health
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các bệnh liên quan đến hệ bài tiết cũng như các bệnh chuyển hóa.

Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Bài tiết nước tiểu là chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó điều chỉnh sự cân bằng nước trong cơ thể và cũng loại bỏ các chất cặn bã không cần thiết tạo ra trong quá trình hô hấp bao gồm các chất độc trong thức ăn và dược phẩm.

Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để kiểm tra các thành phần khác nhau của nước tiểu, một sản phẩm chất thải của thận. Nhiều bệnh lý ở các cơ quan khác nhau của cơ thể có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu biết được bệnh gì?

Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các bệnh liên quan đến hệ bài tiết cũng như các bệnh chuyển hóa như:

  • Nếu có hồng cầu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh khác nhau ở thận, hệ tiết niệu hoặc bàng quang.
  • Nếu có bạch cầu trong nước tiểu, đó có là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận,…
  • Lượng đường trong nước tiểu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Chỉ số pH nước tiểu cũng có thể cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh như suy thận, nhiễm trùng tiểu,…
  • Chỉ số protein trong nước tiểu cũng cảnh báo nguy cơ mắc bệnh về thận hoặc phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương thận ở những người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài.
  • Phân tích sinh hoá của nước tiểu có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán sỏi thận, u tủy và porphyria.
  • Phân tích dưới kính hiển vi tế bào (tế bào học) đổ ra từ niêm mạc bàng quang được hiện diện trong nước tiểu , có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang.

 

Chuẩn bị như thế nào trước khi làm xét nghiệm nước tiểu?

  • Trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, không được ăn các loại thực phẩm có thể khiến nước tiểu đổi màu như củ cải đường, quả mâm xôi.
  • Những người đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc gần bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt nên thông báo cho bác sĩ để chờ tới lần xét nghiệm sau.
  • Nhiều loại thuốc, kể cả thực phẩm bổ sung chức năng, cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu. Do đó trước khi làm xét nghiệm người bệnh có thể được yêu cầu tạm ngừng sử dụng các loại thuốc này.
  • Không uống nước ngọt, cà phê, trà,… trước khi xét nghiệm nước tiểu. Chỉ uống nước trắng trước khi làm xét nghiệm.
  • Đừng tập thể dục quá mức trước khi làm xét nghiệm.

Lấy mẫu nước tiểu như thế nào?

  • Nước tiểu dễ bị nhiễm khuẩn, bị tạp lẫn các loại tế bào hay các chất khác vì vậy cần vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước (chú ý không dùng xà phòng) trước khi lấy mẫu.
  • Để đảm bảo tính chính xác của kết quả tránh mẫu bị nhiễm khuẩn, KHÔNG được lấy phần nước tiểu đầu tiên hoặc cuối cùng, CẦN lấy nước tiểu giữa dòng.

Nếu bạn còn điều gì chưa rõ hoặc bạn có thắc mắc gì về xét nghiệm nước tiểu, vui lòng liên hệ ASIA Health để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguồn: ASIA Health

5/5 - (5 bình chọn)
Scroll to Top