ZaloĐặt hẹn

Bỏng nước sôi ở trẻ em – Cách sơ cứu đúng như thế nào ?

Khi không may bé bị bỏng nước sôi, gia đình cần nhanh chóng làm mát vùng da bị bỏng của bé để giảm tải sự khó chịu cho bé. Việc sơ cứu khi bé bị bỏng nước sôi đúng cách sẽ giúp vết bỏng không bị nhiễm trùng và nhanh lành.

bỏng nước sôi ở trẻ em chữa bỏng nước sôi ở trẻ em ASIA Health
Cha mẹ nên đưa trực tiếp phần bị bỏng hứng dưới vòi nước sạch.

Khi bé bị bỏng do bất kỳ nguyên nhân gì việc đầu tiên là phải đưa trẻ tránh xa nguồn gây bỏng và thực hiên các bước sơ cứu sau đây:

Làm mát vết bỏng: Cha mẹ nên đưa trực tiếp phần bị bỏng hứng dưới vòi nước sạch, cho dòng nước chảy chầm chậm khoảng 15-25 phút để vết bỏng không bị phồng rộp. Nếu vết bỏng bị che phủ bởi quần áo, giày dép thì cha mẹ nên nhẹ nhàng cởi bỏ quần áo, dày dép của trẻ trước khi vết bỏng bị phù nề tránh làm tổn thương phần bị bỏng gây nhiễm trùng vết bỏng.

Cha mẹ chú ý không nên dùng một số phương pháp dân gian như đổ nước mắm, bôi vôi, kem đánh răng lên vết bỏng nếu không muốn vết bỏng bị nhiễm trùng. Nếu có sẵn thuốc bỏng đặc trị tại nhà hoặc Băng vết thương dạng xịt Nacurgo xịt lên vết bỏng.

Sau khi đã thực hiện 2 bước trên, cha mẹ nên có biện pháp bảo vệ vết bỏng, tránh cho bé không đụng chạm vào vết bỏng. Có thể dùng một số loại băng gạc hoặc vải mỏng nhẹ nhàng băng lên vết thương (băng nhẹ, không quá chặt làm tổn thương vết bỏng).

Lập tức đưa bé đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu bé bị bỏng nặng hoặc diện tích rộng.

Dỗ dành, an ủi cho bé không khóc, cho bé uống nước nhiều hơn và đặt bé ở tư thế không ảnh hưởng tới vết bỏng. Người nhà có thể tham khảo cách chăm sóc bệnh nhân bỏng để có cách chăm sóc và theo dõi đúng cách.

Nếu vết thương không bị quá nặng, vết thương có thể tự liền nhờ vào sức đề kháng của cơ thể, lúc này cha mẹ có thể tự điểu trị cho trẻ tại nhà và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bị bỏng nặng cha mẹ vẫn phải sơ cứu cho trẻ theo hướng dẫn như trên sau đó đưa trẻ tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Đối với trẻ nhỏ, trong quá trình sơ cứu khi bé bị bỏng nước sôi, người lớn cần quan sát các dấu hiệu xem bé có bị sốc hay không. Bỏng ở trẻ em có thể dẫn đến mất nước và rối loạn vi tuần hoàn. Đặc trưng khi trẻ bị sốc là huyết áp giảm, mạch nhanh, khó thở làm chức năng sống suy giảm. Khi trẻ có hiện tượng này cần đưa trẻ ngay tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nếu không trẻ có thể tử vong. Do vậy việc cần làm đầu tiên của sơ cứu khi bị bỏng là chống sốc cho trẻ.

Khi trẻ bị bỏng nước sôi cha mẹ nên cho trẻ uống nước liên tục (các loại nước có khoáng chất hoặc có muối Oresol), trẻ đang bú thì phải cho trẻ bú liên tục và có thể uống bù thêm nước. Sau khi trẻ bị bỏng có thể có hiện tượng hoảng loạn tinh thần, lúc này cha mẹ phải động viên, an ủi tinh thần cho trẻ.

Nguồn: ASIA Health (st)

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top