ZaloĐặt hẹn

Cua mặt quỷ độc như thế nào? Cần làm gì khi ăn nhầm cua mặt quỷ?

Cua mặt quỷ là một loài cua biển có tên khoa học Zosimus aeneus. Ngoài chất độc saxitonin gây tê liệt cơ thì cua mặt quỷ còn chứa thêm hai chất độc khác tương tự như độc tố trong cá nóc là neurotoxin, tetrodotoxin.

cua mat quy ngo doc chet nguoi khi an cua mat quy
Hình ảnh cua mặt quỷ

Bên cạnh những công dụng và dinh dưỡng mà thịt cua mang lại cho sức khỏe, thì cũng có những giống cua mang trong mình nhiều độc tố có thể gây chết người nếu chẳng may ăn phải. Giống cua độc có tên cua mặt quỷ xuất hiện ở Việt Nam ở những tỉnh thành dọc bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu.

Cua mặt quỷ là một loài cua biển có tên khoa học Zosimus aeneus. Theo Viện hải dương học Nha Trang cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ. Hình dạng bên ngoài của cua mặt quỷ rất khác so với những loài cua mà nhiều người hay ăn, chúng có màu sắc đẹp mắt và kèm theo nhiều chấm đen trên mai cua.

cua mat quy doc chet nguoi hinh anh cua mat quy
Hình ảnh một con cua mặt quỷ với màu sắc sặc sỡ.

Cua mặt quỷ độc như thế nào?

Trước đây vào tháng 5-2015 đã có trường hợp tử vong khi ăn phải loài cua này, là một nhóm công nhân bắt cua mặt quỷ ở dọc bờ biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) về làm mồi nhậu. Một giờ sau khi ăn, ba người có dấu hiệu tê cứng chân tay, khó thở, đau đầu. Cua mặt quỷ chứa độc tố là saxitonin, độc tố của cua mặt quỷ chủ yếu nằm trong thịt, trứng cua và nhiều nhất là trong thịt càng và chân cua.

Độc tố chứa trong cua mặt quỷ lớn cao đến độ, chỉ cần một người ăn phải 0,5 gam thịt của loài cua này cũng có thể gây tử vong. Triệu chứng của người vô tình ăn phải giống cua độc này có biểu hiện tay chân tê cứng, miêng lưỡi tê rát và gây ra buồn nôn. Nếu chẳng may người bị nhiễm độc không kịp đưa đi cấp cứu kịp thời sẽ rất dễ tử vong, bởi hiện tại chất độc saxitonin trong cua mặt quỷ vẫn chưa có thuốc giải độc.

Ngoài chất độc saxitonin gây tê liệt cơ thì cua mặt quỷ còn chứa thêm hai chất độc khác tương tự như độc tố trong cá nóc là neurotoxin, tetrodotoxin. Hai loại độc tố này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, ức chế hô hấp, cho người chẳng may mắc phải.

Mặc dù ngư dân và những người sống gần khu vực ven biển đã quá quen thuộc với loài cua “tử thần” này thế nhưng trường hợp nhiễm độc vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là khách du lịch đến chơi và thường không hiểu biết nhiều về những loài hải sản chứa nhiều độc tố như cá nóc, cua mặt quỷ, cua Florida…

Trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết không chỉ riêng cá nóc hay cua mặt quỷ mới chứa độc trong cơ thể. Bởi trong tự nhiên có nhiều loài động vật có hiện tượng tự bảo vệ để chống lại những loài động vật khác tấn công. Những sinh vật tự sinh ra độc tố thường vào mùa sinh sản để bảo vệ trứng và con của chúng. Bên cạnh đó vào mùa giao phối các loài sinh vật như cá nóc hay cua mặt quỷ cũng sinh ra nhiều độc tố.

Cần làm gì khi ăn nhầm cua mặt quỷ?

Trong trường hợp ăn phải loài cua độc này, để sơ cứu nhằm ngăn chặn độc tố phát tán khắp cơ thể. Nếu như ăn phải loài cua này thì chúng ta nên nhanh chóng làm mọi cách để nôn ran gay. Bởi thức ăn nhiễm độc đi vào dạ dày rồi sẽ thấm qua màng ruột trước khi đi vào đường máu đi khắp cơ thể, ông Thịnh chia sẻ thêm.

Cũng theo ông Thịnh, có hai cách để loại bỏ thức ăn chứa độc ra khỏi cơ thể bằng cách uống thật nhiều nước để đi ngoài qua đương hậu môn. Bên cạnh đó nếu những người chẳng may nhiễm độc bằng đường ăn uống thì nên nhanh chóng sử dụng bột than hoạt tính pha vào nước để uống. Công dụng của bột than hoạt tính khi vào dạ dày sẽ nhanh chóng hút hết những chất độc để ngăn chặn độc tố hấp thụ vào đường máu và hệ thần kinh. Bột than hoạt tính tương đối dễ tìm bởi chúng được bán rộng rãi ngoài các tiệm thuốc.

Trong trường hợp nếu nhiễm độc quá nặng khi ngấm vào cơ thể, thì nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ đưa ra loại thuốc đặc hiệu, hiện nay hầu hết các bệnh viện đều có khoa giải độc”.

MINH TUẤN

Đánh giá
Scroll to Top