ZaloĐặt hẹn

Chủ quan khi bị côn trùng đốt – Nguy hiểm khôn lường

Có nhiều loài côn trùng không độc chỉ để lại vết sưng và cảm giác ngứa, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, côn trùng đốt có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ gây nguy hiểm tới tính mạng.

côn trùng đốt côn trùng cắn xử lý khi bị côn trùng đốt
Các vết đốt của côn trùng có thể làm cho da trở nên đỏ, ngứa, và sưng tấy

Chủ quan khi bị côn trùng đốt

Côn trùng có thể có độc hoặc không gây độc khi đốt. Đối với trường hợp côn trùng không độc, hầu hết những trường hợp bị côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ như sưng nề đỏ, ngứa và đau ở nơi bị đốt và thường thì có thể tự biến mất.

Còn đối với những trường hợp côn trùng có độc, trong nhiều trường hợp, vết đốt của côn trùng có thể gây ra các phản ứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ, đe dọa tính mạng rất nguy hiểm.

Do việc phân biệt côn trùng có độc và không độc không phải là đơn giản và do cơ địa dị ứng của mỗi người khác nhau nên nhiều người còn chủ quan khi bị côn trùng đốt. Nhiều người tự ý chữa trị bằng các phương pháp dân gian hay các phương pháp không khoa học làm cho vết thương bị nhiễm trùng và có nguy cơ biến chứng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Do đó chúng ta không được chủ quan khi bị côn trùng đốt.

Các xử lý khi bị côn trùng đốt

Để sơ cứu đúng cách khi bị côn trùng đốt, bạn cần thực hiện đúng theo các bước dưới đây:

  • Bĩnh tĩnh, nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra nếu côn trùng đốt có ngòi cắm vào bằng nhíp hoặc kim.
  • Rửa vết thương do côn trùng đốt bằng nước sạch để giảm nồng độ độc tố, giảm nồng độ chất tiết của côn trùng. Thông thường khi bị côn trùng đốt, chúng thường để lại chất thải trên da. Do đó cần nhanh chóng rửa vết thương do côn trùng đốt càng sớm càng tốt, rửa thật nhẹ nhàng với nước sạch.
  • Sử dụng chất khử khuẩn lên vết thương, sau đó lau sạch và băng vết thương lại bằng băng và gạc sạch.
  • Nếu vết thương bị sưng nề thì có thể chườm lạnh để giảm đau và sưng nề. Sau đó bôi tại chỗ kem steroid hoặc dung dịch calamine nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Có thể dùng thêm thuốc kháng histamin đường uống để tình trạng đau sưng giảm nhanh hơn.
  • Trong trường hợp côn trùng đốt dẫn đến hiện tượng dị ứng toàn thân phù môi, mắt, nổi mày đay, co thắt phế quản, sốt… hay sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng. Do đó, sau khi rửa vết thương bằng nước sạch và băng lại, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Không nên kéo dài tình trạng này vì để quá 6h sau khi bị cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, đặc biệt với người cao tuổi và người bị chứng suy giảm miễn dịch.

Nguồn: TH

Đánh giá
Scroll to Top