ZaloĐặt hẹn

Quy trình thay băng Bộ Y Tế

Quy trình thay băng Bộ Y Tế là tài liệu hướng dẫn cách thực hiện kỹ thuật thay băng vết thương, vết mổ giúp người bệnh tránh được các biến chứng, giúp vết thương, vết mổ nhanh lành, hạn chế để lại sẹo.

 

quy trình thay băng bộ y tế kỹ thuật thay băng bộ y tế
Thay băng đúng quy trình kỹ thuật sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn và hạn chế để lại sẹo.

1. Tổng quan về thay băng

Sự liền vết thương là một quá trình phục hồi cơ bản trong bệnh lý ngoại khoa, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mức độ, tính chất thương tổn, sức chống đỡ của cơ thể và cách xử trí.

Thay băng rửa vết thương rất quan trọng trong chăm sóc vết thương vì khi việc thay băng vết thương này cần được thực hiện hàng ngày cho tới khi vết thương có dấu hiệu lành. Tuy nhiên nếu không chú ý, quá trình thay băng vết thương có thể làm tổn thương nghiêm trọng hơn, gây ra nhiễm trùng và khiến vết thương lâu lành hơn

2. Nguyên tắc chăm sóc vết thương:

  • Đánh giá : khi có vết thương dù lớn hay nhỏ, cũng phải được săn sóc để tránh nhiễm khuẩn. Không nên coi thường những vết thương nhỏ, vì có khi những vết thương nhỏ mà gây tác hại lớn như trương hợp bị phong đòn gánh do đạp đinh, gai đâm, vết trầy xước da.
  • Tháo bỏ phần băng cũ: Khi thay băng rửa vết thương, trước tiên cần bỏ lớp băng cũ đã bẩn của vết thương, khi lấy phần băng này cần nhẹ nhàng, không gây tổn thương thêm cho vết thương.

3. Mục đích

  • Che chở ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn.
  • Giữ vết thương sạch mau lành.
  • Thấm hút dịch tiết.
  • Để đắp thuốc vào vết thương.
  • Cầm máu trong các trường hợp chảy máu nhẹ.
  • Cố định vết thương giúp giảm đau.
  • Giúp cho bệnh nhân an tâm.

4. Kỹ thuật rửa vết thương cơ bản:

– Rửa vết thương:

Tuỳ từng loại và tình trạng vết thương mà bệnh nhân sử dụng loại dung dịch rửa vết thương phù hợp . Với vết thương thông thường chỉ cần sử dụng dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa vết thương. Tuy nhiên với vết thương mưng mủ và có dấu hiệu nặng cần rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn như dung dịch Betadine, dung dịch oxi già…

– Loại bỏ mô chết:

Mô chết ở đây là những phần mô bị hoại tử, không bao gồm phần đóng vảy của vết thương, khi loại bỏ những phần mô chết có thể giúp vết thương tránh nhiễm khuẩn trở lại, sạch sẽ và nhanh lành hơn. Tuy nhiên nếu loại bỏ hay bóc phần đóng vảy của vết thương lại làm tổn thương bị mất lớp bảo vệ và sâu thêm.

– Băng vết thương:

Sau khi rửa và loại bỏ mô chết khỏi vết thương bạn nên băng vết thương lại bằng băng gạc thông thường giúp bảo vệ vết thương. Băng gạc có tác dụng bảo vệ vết thương, thấm hút dịch và tránh va chạm với bên ngoài nhưng nhiều trường hợp gây hầm bí, nhiễm khuẩn nếu băng chặt hay không thay băng đúng cách.

5. Nguyên tắc chăm sóc vết thương:

  1. Quan sát vết thương trước khi chăm sóc.
  2. Vết thương phải được làm sạch cẩn thận.
  3. Làm nhanh không để trống vết thương lâu.
  4. Cần che vết thương đủ kín.
  5. Rửa trong vết thương trước, ngoài vết thương sau.
  6. Không gây thêm đau đớn cho bệnh nhân.

Nguồn: ST

5/5 - (1 bình chọn)
Scroll to Top