ZaloĐặt hẹn

Say nắng, say nóng – Phòng ngừa và xử trí như thế nào?

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè với các biểu hiện như: hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu,… Nhiều người coi nhẹ say nắng, say nóng vì không biết rằng say nắng, say nóng còn có thể gây đột quỵ, nếu không xử trí kịp thời và có thể để lại các di chứng thần kinh không hồi phục và tử vong.

say nắng say nóng phòng say nắng say nóng xử trí say nắng say nóng

Say nắng , say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm.

1. Say nắng – phản ứng cơ thể không nên xem thường

Khi cơ thể phải vận động liên tục dưới trời nắng gắt, nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến hai tổn thương:

  • Ánh nắng sẽ chiếu trực tiếp vào vùng dễ bị tổn thương như đỉnh đầu, gáy – gây ảnh hưởng đến vùng điều hòa thân nhiệt nằm ở khu vực hệ thần kinh.
  • Bên cạnh đó, do nắng nóng nên nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Cơ thể phải hoạt động tiêu hao 1 lượng lớn nước và chất khoáng đáng kể thông qua bài tiết mồ hôi để tự làm mát cơ thể.

Khi đạt đủ 2 điều kiện: ở môi trường có nhiệt độ cao trong thời gian kéo dài và mất nước toàn thân nghiêm trọng thì bạn sẽ rơi vào trạng thái hoa mắt, xây xẩm mà ta gọi là sốc nhiệt hay say nắng.

2. Vì sao say nắng lại nguy hiểm?

  • Nhiệt độ của cơ thể nằm trong khoảng 36,1 – 37,8 độ C. Khi bị say nắng, say nóng – thân nhiệt cơ thể sẽ tăng cao đến khoảng 39 – 40,5 độ C. Lúc này, cơ thể người sẽ kích hoạt cơ chế điều hòa nhiệt độ giữ cho thân nhiệt ổn định ở mức 37 độ C bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi hơn, làm cơ thể mất nước.
  • Việc mất nước này sẽ làm cơ chế điều hòa hoạt động không hiệu quả, trung tâm điều hòa sẽ bị rối loạn hoạt động, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mặt đỏ, da khô, huyết áp tụt dần.
  • Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng nhận thức, bị ảo giác, mất định hướng và hôn mê, co giật.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị say nắng dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như phù phổi, suy thận cấp, hạ đường huyết, rối loạn đông máu, mất trí nhớ, tử vong…
  • Một số người say nắng nặng còn có thể chảy máu não do tổn thương thần kinh trung ương mà nguyên nhân là do bức xạ mặt trời chiếu vào đầu.

3. Biểu hiện của say nắng, say nóng

Ngất xỉu thường là dấu hiếu đầu tiên của say nắng, say nóng. Bên cạnh đó, có thể bao gồm các triệu chứng khác:

  • Đau nhói đầu.
  • Chóng mặt, hoa mắt và choáng váng.
  • Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.
  • Da đỏ, nóng và khô.
  • Thường nhiệt độ > 37 độ C.
  • Yếu cơ hoặc chuột rút.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Nhịp tim nhanh, mạch nhanh.
  • Thở nhanh và nông.
  • Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng, hoặc trạng thái sửng sốt.
  • Co giật.
  • Hôn mê.

4. Cách phòng ngừa say nắng, say nóng

– Tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất (thường từ 10 giờ đến khoảng 3 giờ chiều).

  • Đây là thời điểm nắng nóng gay gắt nhất vì thế nếu buộc phải ra ngoài khi trời nắng, bạn hãy tìm đường râm mát để đi, hoặc có thể nghỉ giữa chừng ở nơi râm mát, bóng cây mát để điều hòa không khí. Bạn cũng chú không dừng, đậu xe dưới lòng đường để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người khác.

– Vừa làm việc vừa sắp xếp thời gian nghỉ ngơi

  • Khi làm việc ngoài trời, tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ giải lao, tránh trường hợp làm việc liên tục, quá sức dưới nền nhiệt cao.
  • Có thể sau 1 tiếng làm việc, bạn nghỉ ngơi khoảng 5-10 phút để hạ bớt thân nhiệt, sau đó tiếp tục công việc.

– Mặc quần áo rộng rãi, nhẹ

  • Bạn nên chọn mặc quần áo rộng, nhẹ thoáng khí. Bởi quần áo quá chật, ôm sẽ gây bí, mồ hôi không thoát ra được.
  • Ngoài ra khi đi nắng, bạn cũng nên mặc thêm áo chống nắng, đeo khẩu trang, đeo kính để bảo vệ cơ thể.

– Uống nhiều nước

  • Việc uống đủ nước 1,5 – 2 lít nước/ngày sẽ giúp cân bằng nước và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.
  • Bạn không nên uống đồ uống có cồn hay cà phê bởi chúng có thể cản trở khả năng kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

– Mang theo quạt giấy, quạt cầm tay

  • Với những người thường bị đổ mồ hôi, liên quan đến nhiệt thì nên mang theo quạt giấy, quạt cầm tay để giúp hạ bớt thân nhiệt khi cần thiết.

5. Cách xử trí say nắng, say nóng

Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị say nắng – say nóng, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Bất cứ sự trì hoãn nào đều có thể khiến bệnh nhân tử vong. Trong khi đợi hỗ trợ y tế đến, cần phải tiến hành sơ cứu:

  1. Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc tới một khu vực râm mát, và cởi bỏ bất cứ quần áo nào không cần thiết.
  2. Nếu có thể được, đo thêm nhiệt độ trung tâm cơ thể của bệnh nhân và bắt đầu tiến hành sơ cứu bằng cách làm mát:
  • Làm mát ngay tức thì: quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.
  • Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân (do các khu vực này nhiều mạch máu gần da nên làm lạnh chúng giúp hạ nhiệt độ nhanh chóng).
  • Nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.

Nguồn: TH theo Livewell

Đánh giá
Scroll to Top