ZaloĐặt hẹn

Những tác hại của ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời có thể gây ra những tác hại ghê gớm tới sức khỏe con người như: sốc nhiệt, kiệt sức, ung thư da… Để hiểu hơn về những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với sức khỏe con người, mời Quý bạn đọc cùng ASIA Health tìm hiểu vấn đề này.

tác hại của ánh nắng mặt trời ánh nắng mặt trời tia tử ngoại tia uv ASIA Health
Trong ánh nắng mặt trời có chứa các tia UVA, UVB có thể gây sạm da, ung thư da.

1. Cháy nắng

Cháy nắng là một trong những tác động tiêu cực phổ biến nhất của ánh nắng đối với da. Ánh sáng tia cực tím là nguyên nhân gây cháy nắng, những triệu chứng thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 4 – 5 giờ.

Các triệu chứng chung của cháy nắng như da bị đỏ, đau, sưng, hoặc một số biểu hiện giống bệnh cúm như buồn nôn, sốt, ớn lạnh hoặc nhức đầu… Nếu biểu hiện sốt do cháy nắng xuất hiện, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được theo dõi.

2. Da phát ban

Phát ban da thường xảy ra trong thời tiết nóng ẩm, da nổi lên các cụm đỏ của mụn nước và thường xuất hiện trong nếp gấp da, nếp gấp khuỷu tay, háng hoặc trên cổ và ngực trên.

Để giảm tình trạng phát ban do nhiệt chỉ cần thay đổi sang môi trường mát mẻ để ngăn ngừa mồ hôi, giữ cho vùng da được khô thoáng. Tránh không dùng các loại thuốc dạng kem.

3. Sốc nhiệt

Nếu kiệt sức do nóng không được điều trị, nó có thể dẫn đến sốc nhiệt, có thể đe dọa tính mạng. Sốc nhiệt làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng và có thể đạt tới 41 độ C trong 10 đến 15 phút.

Khi bị sốc nhiệt cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức vì nếu nó không được điều trị, nó có thể gây tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn.

4. Kiệt sức

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Mỹ (CDC), kiệt sức vì nóng là phản ứng của cơ thể đối với việc mất nước và muối quá mức, thường là do đổ mồ hôi nhiều. Các triệu chứng kiệt sức vì nóng thường gặp như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đuối sức, cáu gắt, khát, nhiệt độ cơ thể tăng…

Các triệu chứng sốc nhiệt mê sảng, mất ý thức (hôn mê), da nóng, khô hoặc đổ mồ hôi nhiều, động kinh.

5. Tổn thương mắt

Việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng võng mạc (phía sau mắt, nơi các thanh và hình nón tạo ra hình ảnh, sau đó được gửi đến các trung tâm thị giác trong não). Tia UV cũng là một yếu tố trong sự phát triển của đục thủy tinh thể.

6. Nếp nhăn/ lão hóa

Ánh nắng mặt trời là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển lão hóa da. Tia UV làm tổn thương collagen và các mô đàn hồi trên da, do đó da trở nên mỏng manh và không co lại trở lại, gây ra chùng xuống. Yếu tố duy nhất làm da lão hóa tồi tệ hơn tiếp xúc với tia UV là hút thuốc.

Phần lớn các tổn thương da của chúng ta do ánh nắng mặt trời có thể được ngăn ngừa. Kem chống nắng phải được sử dụng 20 phút trước khi đi ra ngoài dưới ánh mặt trời và nên được sử dụng lại sau hai giờ dưới ánh mặt trời và sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi nhiều. Bạn cũng có thể tự bảo vệ mình với kính mát lọc tia UV. Che chắn da với quần áo và đội rộng vành (trên 10cm).

Nếu hoạt động ngoài trời trong thời gian dài, cần tìm những nơi có bóng râm che phủ. Đến chuyên gia y tế hoặc bác sĩ da liễu khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về da trên cơ thể.

7. Ung thư da

Hậu quả tồi tệ nhất của tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời là sự phát triển của ung thư da. Thời gian da xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời càng nhiều năm nguy cơ phát triển ung thư da càng cao. Có ba loại ung thư da phổ biến (theo thứ tự thường xảy ra):

– Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC): một dạng ung thư da phổ biến nhất, phát triển rất chậm, thường xuất hiện vùng đầu và cổ, nơi tiếp xúc ánh nắng nhiều nhất. BCC dễ nhận biết qua hình dáng như vết sưng tròn màu trắng hoặc hồng, ở giữa vết sưng thường lõm;

– Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC): có thể xảy ra bất kỳ nơi nào trên cơ thể. SCC thường phát triển chậm và khó khăn để nhận biết. SCC có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và có thể cần các phương pháp phẫu thuật đặc biệt, chẳng hạn như Mohs Surgery, để loại bỏ, nếu chúng lớn hoặc trong các khu vực khó điều trị)

– U ác tính: là loại ung thư da ít phổ biến nhất nhưng nó đang tăng lên hàng năm, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 18-29 tuổi. Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Điều quan trọng là u ác tính được chẩn đoán sớm, vì khối u mỏng hơn thì càng ít lan truyền ra. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu điều trị u ác tính, hiện nay tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u và bất kỳ hạch bạch huyết liên quan trước khi nó lan ra).

Nguồn: Theo DIỆU NGUYỄN (Theo UnityPoint Health)

5/5 - (2 bình chọn)
Scroll to Top