Khi bị rò hậu môn nên ăn gì là một trong số những thắc mắc mà VJcare nhận được nhiều nhất trong thời gian vừa qua. Trong bài viết này, VJcare sẽ chia sẻ cùng Quý bạn đọc những kiến thức về vấn đề này.
Rò hậu môn là chứng bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm sút. Ngoài việc điều trị bệnh bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh rò hậu môn nên bổ sung những thực phẩm sau:
1. Bổ sung nhiều chất xơ
Người bệnh rò hậu môn nên chú ý bổ sung nhiều chất xơ bằng các loại rau xanh, trái cây tươi có tính mát để tránh tình trạng táo bón, khiến cho việc đi cầu trở nên khó khăn, đau và gây chảy máu khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin như đậu xanh, củ cải, dưa dấu, trái cây tươi. Những thực phẩm này giúp tăng cường sự điều phối của nhu động ruột, thúc đẩy sự chuyển động co thắt của thành ruột, điều chỉnh lại hệ vi sinh đường ruột, cải thiện sự rối loạn chức năng đường ruột, chứng táo bón và bảo vệ vai trò của đường ruột.
3. Ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng
Thực phẩm nhuận tràng có tác dụng giúp cho việc đi cầu dễ dàng hơn, khi đi không phải rặn mạnh, từ đó gây ra những tổn thương về các đường rò. Những thực phẩm nhuận tràng mà người bệnh rò hậu môn nên ăn như rau mùng tơi, rau ngót, rau dền, khoai lang.
4. Bổ sung thực phẩm giàu protein
Người bệnh rò hậu môn kéo dài thường bị thiếu hụt protein. Chính vì vậy, bạn nên bổ sung vào thực đơn những món ăn chứa chất protein cao như thịt nạc, thịt bò, nấm.
Lời kết
Ngoài việc bổ sung nhiều những thực phẩm nói trên, người bệnh rò hậu môn cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt để tránh bệnh bị nhiễm trùng, cụ thể như:
- Thường xuyên ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện.
- Khi đại tiện không nên ngồi xổm, hạn chế rặn mạnh và sử dụng giấy thô cứng để tránh cọ xát vào vết thương gây chảy máu.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng lâu tại một chỗ, sẽ gây áp lực lên vùng hậu môn khiến bệnh nặng hơn.
- Nếu có sử dụng thuốc nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng thêm bớt thuốc, điều này không những không làm cho bệnh nhanh khỏi mà còn khiến bệnh thêm nặng nề hơn.
Trên đây là những thông tin về chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh rò hậu môn. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì về bệnh rò hậu môn, xin đừng ngần ngại gửi những thắc mắc đó tới VJcare để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.